quang cao tren tinphapluat.comquang cao tren tinphapluat.com

Nhà tư vấn pháp luật chuyên nghiệp

Tạm giữ trẻ em phải thông báo cho cha mẹ biết

 Hỏi: Xin tòa soạn cho biết việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được áp dụng trong những trường hợp nào? Thời hạn được tạm giữ tối đa bao lâu? Cơ quan tạm giữ có phải thông báo cho thân nhân người bị tạm giữ biết việc tạm giữ không?

 Trả lời :
Theo quy định tại Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính (ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004) và Thông tư của Bộ Công an số 26/2007/TT-BCA ngày 15/11/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế nói trên thì tạm giữ người theo thủ tục hành chính là biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý đối với người có hành vi vi phạm hành chính. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
 
- Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc gây thương tích cho người khác;
 
- Cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp: người vi phạm không có giấy tờ tùy thân, không biết rõ lai lịch nhân thân; không có nơi cư trú nhất định, cần xác minh làm rõ lai lịch nhân thân và những tình tiết quan trọng liên quan đến hành vi vi phạm.
 
Người không có giấy tờ tùy thân là người không mang theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng hay các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu. Trường hợp không mang theo các giấy tờ đó nhưng họ có những giấy tờ khác có dán ảnh kèm theo như giấy phép lái xe, thẻ sinh viên, thẻ hội viên… thì cũng có thể coi đó là có giấy tờ tùy thân.
 
- Người bị bắt giữ theo quyết định truy tìm của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
 
Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài hơn, nhưng cũng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Đối với trường hợp vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài hơn, nhưng cũng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Khi hết thời hạn tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải chấm dứt ngay việc tạm giữ đối với người bị tạm giữ và phải ghi vào sổ theo dõi tạm giữ, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ.
 
Theo yêu cầu của người bị tạm giữ và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người ra quyết định tạm giữ có thể thông báo bằng văn bản, điện thoại, Fax hoặc các phương tiện thông tin khác về quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính cho gia đình, nơi làm việc, học tập của người bị tạm giữ biết trong thời hạn người đó đang chấp hành quyết định tạm giữ.
 
Nếu vì lý do khách quan mà không thể thông báo được thì phải báo cho người bị tạm giữ biết và ghi vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm (từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau) hoặc tạm giữ họ trên 6 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ biết. Trường hợp không xác định được cha, mẹ, người giám hộ hoặc vì lý do khách quan mà không thể thông báo được thì phải báo ngay cho người bị tạm giữ biết và phải ghi rõ lý do vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính.

(Theo VnExpress)

 
 
 
 

    Hỏi đáp cùng mục

    • Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội

      Câu hỏi : Kính chào hội đồng tư vấn! Xin Hội đồng tư vấn giúp đỡ tôi một việc như sau: Con dâu tôi ( đã ly dị ) đến nhà tôi xin cho cháu về dự lễ 100 ngày của cụ bà. Tôi nói cháu đang ốm không nên đi. Cô ấy có súc phạm tôi và nghề nghiệp của tôi: " Bà là con dao hai lưỡi , lật lọng , giáo mác chi mà điêu ngoa lừa đảo, lật lọng...( tôi là giáo viên đã về hưu) nên tôi có dùng thanh tre (dùng để buộc chổi, vì lúc đó tôi đang buộc chổi) đánh vào tay và đuổi cô ta ra khỏi nhà

      Xem đầy đủ>>
    • Xử lý trường hợp người dân quá khích

      Một lái xe của cơ quan Công an tỉnh đi công tác đã gây tai nạn giao thông làm chết người dân đi đường. Nhân dân xung quanh đã ra lật đổ xe ô tô của Công an tỉnh và đốt cháy xe, đuổi đánh người lái xe. Khi xe của Cảnh sát giao thông đến giải quyết thì cũng bị một số người dân quá khích đến đẩy xe xuống hồ, cản trở Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ. Sự việc trên làm tắc nghẽn tuyến giao thông trong nhiều giờ. Trách nhiệm của chính quyền xã đến đâu trong giải quyết vụ việc này?

      Xem đầy đủ>>
    • Xử lý hành vi chống người thi hành công vụ

      Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về việc xây dựng khu công nghiệp may liên hoàn tại địa bàn xã X, các cơ quan chức năng đã về làm việc ở xã về việc thu hồi đất và đền bù hoa màu cho nhân dân. Nhân dân trong xã đã nhận tiền đền bù của Nhà nước. Tuy nhiên, khi chủ đầu tư dự án về giải phóng mặt bằng, san nền và xây dựng khu công nghiệp thì người dân trong xã ra cản trở.

      Xem đầy đủ>>
      quang cao tren tinphapluat.com

      Văn phòng luật sư

      Copyright 2014 -   tinphapluat.com

      Hotline: 0983 006 168   |   Email: tinphapluat.com@gmail.com

      Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Theo Tinphapluat.com " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ website này