quang cao tren tinphapluat.comquang cao tren tinphapluat.com

Nhà tư vấn pháp luật chuyên nghiệp

Điều kiện bảo lãnh cha mẹ định cư ở mỹ

 Hỏi:

Chaoluat su
Xin choi toi hoi:
Vo chong toi co 1dua con gai 2 tuoi. duoc 1 nguoi viet quoc tich my nhan lam con nuoi bao lanh sang my dinh cu.cho toi hoi: doi den luc con toi nhap tich ( khoang 7 tuoi ) thi con the bao lanh vo chong toi toi qua my dc ko? hay phai doi den luc con gai toi du 18 tuoi thi moi co the bao lanh cha me ruot. Neu duoi 18 tuoi co the bao lanh cha me thi lam nhu the nao? va mat bao lau. Xinluat sucho toi biet ro hon
Xin chan thanh cam on
 
Đáp:

Luật di trú của Hoa Kỳ cho phép một công dân Hoa Kỳ hay một thường trú nhân Hoa Kỳ trên 21 tuổi đứng ra làm đơn bảo lãnh cho thân nhân của mình.Công dân Hoa Kỳ có thể làm đơn bảo lãnh cho vợ chồng, con cái, cha mẹ và anh chị em.

Vợ chồng, con cái (dưới 21 tuổi) và cha mẹ của công dân Hoa Kỳ được gọi là Immediate Relatives (Người thân trực hệ). Tên viết tắt của diện này là IR. Diện này không bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa hàng năm.

Trong diện IR này không có Derivative (người đi theo hay còn gọi là người tháp tùng). Do đó, công dân Hoa Kỳ khi nộp đơn bảo lãnh phải nộp đơn riêng biệt cho từng người một.

Công dân Hoa Kỳ cũng có thể bảo lãnh con cái trên 21 tuổi, con cái đã lập gia đình ở mọi lứa tuổi và anh chị em. Diện này không phải diện Người thân trực hệ. Diên này bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa hàng năm.

Con cái độc thân trên 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ thuộc diện Family First Preference (Ưu tiên gia đình 1). Tên viết tắt là F1. Con cái đã lập gia đình ở mọi lứa tuổi thuộc diện Family Third Preference (Ưu tiên gia đình 3). Tên viết tắt là F3.

Anh chị em của công dân Hoa Kỳ thuộc diện Family Fourth Preference (Ưu tiên gia đình 4). Tên viết tắt là F4.

Vì diện F1 đòi hỏi con phải độc thân nên không thể có vợ hay chồng đi theo. Tuy nhiên, diện F1 có thể có con dưới 21 tuổi đi theo nếu con chưa lập gia đình.

Về phần diện F3 và F4 thì vợ hoặc chồng hoặc con cái dưới 21 tuổi còn độc thân của những người được bảo lãnh theo diện F3 và F4 được đi theo người bảo lãnh chính (Principal Beneficiary).

Thường trú nhân Hoa Kỳ có thể làm đơn bảo lãnh cho vợ chồng, con cái dưới hoặc trên 21 tuổi nhưng phải còn độc thân.

Vợ chồng hoặc con cái dưới 21 tuổi của thường trú nhân Hoa Kỳ thuộc diện Family 2A Preference (Ưu tiên gia đình 2A). Tên viết tắt là F2A. Thường trú nhân Hoa Kỳ có thể làm đơn bảo lãnh riêng cho vợ hay chồng của mình và cho mỗi đứa con còn độc thân dưới 21 tuổi của mình. Con cũng có thể là người đi theo khai trong cùng đơn với người cha hay người mẹ được bảo lãnh.

Con cái độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân Hoa Kỳ thuộc diện Family 2B Preference (Ưu tiên gia đình 2B). Tên viết tắt là F2B. Diện F2B này không thể có vợ hay chồng. Do đó, diện này không có vợ hay chồng đi theo. Những người được bảo lãnh theo diện F2B không được lập gia đình cho đến khi có thẻ xanh hay cho đến khi đặt chân đến nước Mỹ. Tuy nhiên, diện này có thể có con còn độc thân dưới 21 tuổi đi theo. Đó là trường hợp của những người có con ngoại hôn chẳng hạn.

Hai diện F2A và F2B cũng bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa hàng năm giống như các diện Ưu tiên gia đình khác.

Trong tất cả trường hợp, con cái của những người con còn độc thân dưới 21 tuổi đi theo người được bảo lãnh chính không được đi theo vì không được kể trong đơn bảo lãnh.

Xin lưu ý là diện Ưu tiên gia đình có thể thay đổi. Khi một người thường trú nhân trở thành công dân, người được bảo lãnh sẽ tự động chuyển diện qua diện Immediate Relative (Người thân trực hệ), F1 hay F3.

Khi một người con của thường trú nhân đúng 21 tuổi, người con đó sẽ từ diện F2A trở thành diện F2B và do đó chờ được cấp visa lâu hơn.

Khi một người con của thường trú nhân kết hôn, người con đó sẽ bị khước từ không cho nộp đơn xin visa diện F2A hay F2B nữa vì thường trú nhân chỉ được phép bảo lãnh con còn độc thân.

(Theo luatgiaiphong)

 
 
 
 

    Hỏi đáp cùng mục

    • Mẹ bảo lãnh cho con gái qua Mỹ

      Hỏi: Toi muon bao la~nh con ga'i toi qua My. nam nay con gai toi tren 21 tuoi va chua lap gia dinh. Vay phai mat bao lau con ga'i to^i moi qua My duoc?

      Xem đầy đủ>>
    • Kết hôn và xuất cảnh ra nước ngoài

      Hỏi: Minh ten Quynh Nhi, hien dang song o SG.cho minh hoi ve thu tuc xuat canh nhe. hien tai minh dang quen 1 nguoi co quoc tich phap, va nguoi do ve se vn dam cuoi va bao lanh minh sang phap trong nam nay. vay cho minh hoi la neu nguoi do ve cuoi minh va co the bao lanh minh di sang phap cung voi chong cua minh sau 1 thang khong? Va minh can phai chuan bi nhung thu tuc giay to gi truoc o ben Phap de ve VN. Xin vui long cho minh biet thong tin nhe.

      Xem đầy đủ>>
    • Bảo lãnh vợ, chồng định cư tại Mỹ

      Hỏi: Em 19 tuổi sống tại VN có bạn trai 20t sanh ra từ nhỏ ở mĩ sống ở bang Washington (Portland) đã có quốc tịch mĩ, bạn trai em dự tính tháng 5/2011 về VN kết hôn với em và bão lãnh em sang mĩ theo diện hôn nhân. Cho em hỏi, điều kiện nguời bão lãnh em cần chứng minh thu nhập bao nhiêu hàng tháng, hàng năm để bão lãnh theo diện hôn nhân??? có đuợc quyền nhận tài trợ từ gia đình em hoặc gia đình anh ấy hay k? 

      Xem đầy đủ>>
    • Bảo lãnh qua mỹ nên kết hôn trước hay qua mỹ kết hôn

      Hỏi: Tôi sẽ kết hôn với một bạn trai ở mỹ và được bảo lãnh qua mỹ sống. Tuy nhiên, tôi không biết nên thực hiện việc kết hôn như thế nào cho thuận lợi nhất. Xin luật sư Giải Phóng vui lòng dành thời gian trả lời giúp tôi.

      Xem đầy đủ>>
    • Hồ sơ xuất cảnh

      Hỏi: Em năm nay 19 tuổi, mẹ em đang là thường trú nhân tại Mỹ, hiện mẹ em chưa bảo lãnh em, bây giờ em muốn làm hồ sơ bảo lãnh tại Việt Nam em sẽ nộp trực tiếp cho tổng lảnh sự quán tại Việt Nam có được không ạ? 

      Xem đầy đủ>>
    • Thường trú tại mỹ

      Hỏi: Vao ngay 14thang 7nam 2009 ve viet nam va o toi bay gio,toi co the xanh duoc hai nam .trong luc ve day toi mang bau va k the di duoc nay con toi duoc Bon thang roi toi muon di qua my lai nhung k duoc .mong van phong luau su gip dum.

      Xem đầy đủ>>
    quang cao tren tinphapluat.com

    Văn phòng luật sư

    Copyright 2014 -   tinphapluat.com

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: tinphapluat.com@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Theo Tinphapluat.com " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ website này