Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Hỏi:
ngày 2/4/2011 mẹ tôi gặp tai nạn do container cán.mẹ tôi đi bộ và đi hết phần đường dành cho người đi bộ.mẹ tôi bị giâp nát phần chân phải.Phải cắt đi 1/3 từ đùi xuống.Ngoài ra con bị tổn thương vùng chân trái cùng cánh tay trái,vùng mặt cũng bị tổn thưong.Mẹ tôi bị mất khả năng lao động.Gia đình tôi và người gây tai nạn đồng ý giải quyết bằng phương án :"tình cảm".Tôi và gia đình không biết phải yêu cầu người gây tai nạn phải đền bù bao nhiêu và người ấy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như thế nào?Tôi cũng không rõ về luật giao thông lắm.Tôi mong các bạn cho tôi lời khuyên.Tôi xin chân thành cảm ơn!!!
Trả lời:
Chào bạn,
Điều 202 (BLHS). Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 105.(TTHS) Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tốkhi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Trường hợp nếu gia đình bạn có đơn bãi nại thì có thể coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định tại K2 điều 46 nhưng việc bãi nại của gia đình bị hại sẽ không được coi là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự cho bị can/bị cáo.
Về vấn đề bồi thường, về nguyên tắc, bên nào gây tai nạn, có lỗi thì phải bồi thường.
Mức bồi thường cụ thể phụ thuộc vào mức độ thiệt hại (chi phí điều trị, tổn thất về tinh thần….).
Mức bồi thường theo quy định của Bộ Luật dân sự thì do hai bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có quyền khởi kiện ra toà án. Toà án sẽ quyết định mức bồi thường cụ thể.
Trân trọng
(Theo luatgiaiphong)