quang cao tren tinphapluat.comquang cao tren tinphapluat.com

Nhà tư vấn pháp luật chuyên nghiệp

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

 Trường hợp, một người vì mục đích kinh doanh đã chiếm đoạt xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì có bị xử lý hình sự không. Nếu bị xử lý hình sự thì mức án được qui định như thế nào?

Trả lời :

Nội dung ông hỏi chúng tôi xin trả lời như sau: Căn cứ vào Điều 171 Bộ Luật hình sự, qui định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

(Theo Luật sư Nguyễn Sơn-Báo Đời sống và pháp luật điện tử)

 

 
 
 
 

    Hỏi đáp cùng mục

    • Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả và quyền liên quan?

      Hỏi: Xin cho biết mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả và quyền liên quan?

      Xem đầy đủ>>
    • Thủ tục tố cáo hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ

      Hỏi: Công ty chúng tôi vừa sản xuất được một CD ca nhạc thì bị một số cá nhân sao chép lậu, tung ra thị trường; chúng tôi đã thu thập đầy đủ chứng cứ về việc vi phạm này. Xin cho biết chúng tôi phải gửi đơn tố cáo đến cơ quan nào và thủ tục gồm những gì? Chúng tôi có thể tố cáo đến cơ quan Quản lý thị trường được không?

      Xem đầy đủ>>
    • Góp vốn bằng thương hiệu

      Hiện nay có một số đối tác muốn sử dụng thương hiệu của công ty tôi và đề nghị công ty tôi tham gia góp vốn để thành lập một pháp nhân mới. Chúng tôi đã thống nhất giá trị thương hiệu là 300 triệu để góp vốn (việc này đã được lập thành biên bản thống nhất giá trị góp vốn của các cổ đông sáng lập). Nhưng chúng tôi đang trong giai đoạn chờ cấp văn bằng bảo hộ (đã được cục SHTT chấp nhận về hình thức). Vì vậy tôi muốn hỏi công ty tôi có được góp vốn bằng thương hiệu đó không? Và thủ tục góp vốn bằng thương hiệu cụ thể như thế nào? Tôi cũng muốn hỏi thêmluật sưviệc góp vốn bằng thương hiệu có cần phải lập hợp đồng không? Có văn bản nào quy định về góp vốn bằng thương hiệu không? Hiện nay công ty tôi muốn thay đổi nhãn hiệu trong đơn đăng ký đã nộp tại cục SHTT. Việc thay đổi đơn này có được chấp nhận hay không và thủ tục như thế nào? Phân biệt góp vốn bằng thương hiệu và góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa?

      Xem đầy đủ>>
    quang cao tren tinphapluat.com

    Văn phòng luật sư

    Copyright 2014 -   tinphapluat.com

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: tinphapluat.com@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Theo Tinphapluat.com " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ website này